Hướng dẫn chọn kem chống nắng phù hợp với từng loại da

Bảo vệ da khỏi tia UV bằng kem chống nắng là điều không thể thiếu của chị em khi ra khỏi nhà. Nhưng không phải chị em nào cũng tinh tế biết cách sử dụng kem chống nắng đúng cách. Dưới đây là lời khuyên của chuyên gia về cách sử dụng kem chống nắng các bạn nên biết.

Chú ý đến chỉ số SPF và PA

SPF (Sun Protection Factor): chuyên để đối phó với tia UVB. Định mức quốc tế là 1 SPF = 10 đến 15 phút => SPF 15 =150-225 phút (sau 2-3 tiếng bôi lại 1 lần); SPF30= 300-450 phút (sau 5-7 tiếng bôi lại một lần) nếu bạn thoa đúng độ dày 0,2 mm kem lên da. SPF càng cao sẽ bảo vệ da dưới nắng càng được lâu hơn.
Tuy nhiên tác dụng này không ổn định do bụi bậm, mồ hôi, ma sát, quần áo và nước, vả lại chả có cái gì là 100% cả. Thực tế chứng minh cho thấy là kem chống nắng có từ SPF 30 trở lên thì có khả năng chống không chênh lệch nhau là mấy.
Kem chống nắng có chỉ số SPF 30 có khả năng lọc đến 97%, mà kem có SPF 50 cũng chỉ lọc 98% tia UV thôi
PA (Protection Grade of UVA): Chỉ số PA tức là các chất bảo vệ chống lại tia UVA (tia này có thể gây ung thư da), ví dụ như avobenzonezinc oxide, hay titanium dioxide. Bạn thường thấy sau chữ PA có dấu cộng, càng nhiều dấu này thì càng hiệu quả.
PA+: Cường độ chống tia UVA cao gấp 2 lần. Bảo vệ khỏi tia UVA 40 – 50%
PA++: Cường độ chống tia UVA cao gấp 4 lần. Bảo vệ khỏi tia UVA 60 – 70%
PA+++: Cường độ chống tia UVA cao gấp 8 lần. Bảo vệ khỏi tia UVA đến 90%
Chọn mua kem chống nắng có độ PA cao cũng đồng nghĩa là lượng chất hóa học trong kem cũng cao nên có thể sẽ gây kích ứng da và các vấn đề khác.

Phân loại các loại kem chống nắng

Trên thị trường có nhiều lại kem chống nắng như là dạng kem bôi, dạng phun, dạng kem dưỡng,...Nhưng chung quy được chia làm 2 loại là: Kem chống nắng vật lí và kem chống nắng hoá học. Khi chọn mua các bạn đọc thành phần để biết kem thuộc loại nào nhé. (Nguồn: Wikipedia)

Cách phân biệt 2 loại kem:

Kem vật lýKem hóa học
Cách hoạt độngTạo 1 lớp chắn trên bề mặt da rồi khuếch tán và phản xạ lại tia UVTạo 1 lớp hấp thụ các tia này, xử lý và phân hủy chúng
Tên gọiSunblock, Sunscreen (Inorganic)Sunscreen (Organic)
Thành phầnTitanium dioxide (TiO2)
Zinc oxide (ZnO)
Octylcrylene
Avobenzone
Octinoxate
Octisalate
Oxybenzone
Homosalate
Helioplex
4-MBC
Mexoryl SX and XL
Tinosorb S and M
Uvinul T 150
Uvinul A Plus
Độ bền với ánh sángBềnHầu hết là bền. Riêng thành phần Avobenzone thì không bền nếu không được kết hợp với các thành phần chống nắng khác
Khả năng gây kích ứngTitanium dioxide có thể sẽ là vấn đề đối với những người da dễ bị kích ứng khi sử dụng các sản phẩm trang điểm chứa khoáng chất. Những người bị kích ứng khi dùng kem chống nắng vật lý thì Titanium dioxide chính là thủ phạm
Còn Zinc oxide thì an toàn cho da nhạy cảm
Thành phần kem chống nắng hóa học thường dễ gây kích ứng cho da. Trừ 2 thành phần Oxybenzone và Mexoryl là 2 thành phần an toàn đã được chứng nhận.
Dễ gây khó chịu cho mắt và làm chảy nước mắt
1 vài chất có thể gây biểu hiện dị ứng
Khả năng bảo vệTitanium dioxide bảo vệ da khỏi tia UVB nhưng lọc hoàn toàn UVA
Zinc dioxide thì bảo vệ được hoàn toàn da khỏi độ quang phổ UVA và UVB
Khả năng bảo vệ được kích hoạt ngay khi bôi lên da
Các hoạt chất chống nắng có độ che phủ bảo vệ cao hơn so với kem vật lý nhưng khoảng bảo vệ phụ thuộc vào hiệu lực và ổn định của thành phần kem chống nắng
Phải đợi khoảng 20 phút sau khi bôi lên da thì kem chống nắng mới có tác dụng
Kết cấuĐặc, màu đục, hơi khó tán
Thường để lại vệt trắng
Dễ bị bong ra khi chà xát nên phải bôi lại thường xuyên
Không màu, không mùi, lỏng
Có thể dùng làm kem lót trang điểm
Độ an toànKhá an toàn
Không tạo nên các gốc tự do (chất oxy hóa gây tổn hại tế bào)
Nhìn chung an toàn, tuy nhiên 1 số thành phần chống nắng có thể tạo nên các gốc tự do, gây tổn thương, kích ứng da và lão hóa da.

Ưu nhược điểm của 2 loại kem:

Kem vật lý: 

  • Ưu điểm: Rất lành, ít gây kích ứng cho da và bền vững dưới nắng
  • Nhược điểm: Vì tạo một lớp màng bảo vệ dày nên nó sẽ để lại trên mặt bạn một lớp trắng xoá như tượng sáp, để lâu gây cảm giác hơi bí và dễ gây bóng nhờn. Nhưng đừng lo, với công nghệ mỹ phẩm hiện đại, các loại kem chống nắng thế hệ mới có thành phần cấu tạo từ vi hạt đã phần nào cải thiện được những yếu điểm trên, lớp kem chống nắng không còn trắng xóa mà chỉ còn lại một màng trắng mỏng.

Kem hóa học:

  • Ưu điểm: thấm hút nhanh vào da, không làm da bạn bóng dầu và trắng xóa
  • Nhược điểm: không bền vững dưới nắng nên sau 2h thì bôi lại, và phải chờ 15-20 phút để kem ngấm vào da trước khi ra nắng. Kem hóa học có thể gây kích ứng cho da trẻ em, da nhạy cảm, đôi khi nên tình trạng cay mắt khó chịu đặc biệt khi chúng ta đổ mồ hôi nhiều
Tuy kem vật lý chống tia UVA không bằng kem hóa học nhưng các bác sĩ da liễu vẫn khuyên dùng vì độ lành tính của nó. Hoặc bạn có thể tìm chọn loại kem chống nắng kết hợp ưu điểm của kem vật lý và hóa học như Absolute Sun Cream của Hàn Quốc

Kem chống năng cho da nhạy cảm:

Các chị em khi đi mua mỹ phẩm nên trang bị cho mình một ít kiến thức về các thành phần quan trọng của những mỹ phẩm đấy. Nếu bạn đang sở hữu làn da nhạy cảm thì hãy "Say goodbye" kem chống nắng hóa học vì có hai thành phần bạn phải tránh xa đó là OxybenzonePABA. Vậy nên kem chống nắng vật lý là lựa chọn hoàn hảo cho bạn.

Kem chống nắng cho da khô:

Nếu bạn sở hữu làn da khô thì bạn nên chọn mua kem chống nắng có chứa chất dưỡng ẩm. Tuy vậy nhưng vẫn chưa đủ, làn da khô rất dễ lão hóa và nhăn nheo dù bạn có dùng kem chống nắng có chất dưỡng da đi nữa nên các chị em thoa thêm kem dưỡng trước khi sử dụng kem chống nắng.

Kem chống nắng cho da dầu (da nhờn):

Da dầu mà thoa lớp kem bám dày trên da thì khó chịu lắm luôn á. Chị em nên chọn mua các loại kem chống nắng có chứa từ “No Sebum” (không gây nhờn) hoặc "Oil Free" (không dầu) trên bao bì, hoặc các loại kem chống nắng dạng nước, gel hoặc dạng xịt để tránh gây bí da. Nếu mà da không có vấn đề về mụn hoặc da quá nhạy cảm thì kem chống nắng hóa học với kết cấu mỏng nhẹ và khả năng thấm nhanh là sự lựa chọn phù hợp với bạn.

Kem chống nắng cho da mụn:

Riêng da bị mụn là hơi "khó tính" vì phải cần tránh tối đa sự viêm nhiễm và bít lỗ chân lông. Chị em cần chọn kem chống nắng có viết trên nhãn là “Non-Comedogenic” (không gây bít lỗ chân lông), tránh xa khỏi các loại kem chứa chất dẫn xuất, mùi hương, cồn, oxybenzone và PABA (tức là kem chống nắng hóa học). Ngoài ra không nên dùng những loại kem nhờn, bóng, dạng gel mà thay vào đó là kết cấu kem nhẹ và không chưa dầu. Với da bị mụn và dễ bị bít lỗ chân lông thì kem chống nắng vật lý (chứa zinc oxide và titanium oxide) là sự lựa chọn tốt hơn hẳn kem chống nắng hóa học. Hãy lựa chọn cẩn thận đối với loại da này.
Kem chống nắng khi đi bơi: Không hiểu tại sao đi bơi về da vẫn đen dù đã thoa kem chống nắng? Đơn giản là lúc bơi kem trôi mất rồi còn đâu :( . Cho nên đi bơi phải dùng loại kem chống nắng khác có đề “Water Resistant” hoặc “Water Proof” trên bao bì. Những loại này chỉ có thể chống được tối đa khoảng 40 phút đến 1 tiếng và sau đó bạn cần thoa lại để đạt hiệu quả chống nắng tốt nhất.

Sử dụng kem chống nắng đúng cách

Vậy là các chị em đã chọn mua đúng loại kem chống nắng phù hợp với làn da của mình rồi phải không? Để mình chia sẻ thêm về cách sử dụng nhé:
Thời gian sử dụng:
  • Thoa kem chống nắng trước khi ra khỏi nhà 20-30 phút đối với kem chống nắng hóa học vì cần thời gian thẩm thấu vào da trước khi ra ngoài nắng. Kem chống nắng vật lý thì không cần phải đợi. Còn kem chống nắng vật lý lai hóa học thì đợi 15-30 phút
  • Thoa kem lại sau 2, 3 tiếng.
  • Thấy trời râm hay mưa vẫn sử dụng vì tia UVA bước sóng dài nên vẫn hoạt động mạnh
  • Mùa hè nêú không muốn có cảm giác da bí bách thì có thể dùng kem chống nắng hóa học. Còn mùa đông thì dùng kem chống nắng vật lý.

Cách thức bôi: Cho kem vào lòng bàn tay, tán đều và vỗ lên mặt. Vừa vỗ đều vừa áp cho kem thấm đều lên da. Không nên xoa tròn vì khi làm như vậy, một phần kem sẽ tan vào trong lớp dầu tự nhiên của da và bị lỏng ra, làm giảm tác dụng của kem. Đồng thời cách bôi này giúp kem thấm hút nhanh hơn, khô thoáng và đều hơn.
Nếu da bạn không hấp thu được một lượng nhiều, bạn có thể chia kem thành 2 lần bôi, vỗ đều giữa 2 lần là được. Sau 10p, nếu da bạn đổ dầu thì hãy dùng giấy thấm dầu để giúp da mặt khô thoáng hơn, hoặc bạn có thể sử dụng một lớp phấn phủ để hút bớt đầu cũng được nhé.
quy-trinh-su-dung-kem-chong-nang
Vùng bôi: Thoa kem lên cả vùng cổ chứ không chỉ vùng mặt, vì vùng cổ, vùng tai vì đây là vùng da mỏng, dễ bị làm sạm da và lộ rõ dấu hiệu lão hóa nhấtMong bài viết này sẽ giúp ích được các chị em chọn mua cũng như là sử dụng đúng cách các sản phẩm kem chống nắng phù hợp với làn da của mình. Hãy nhớ dù là loại da gì, mưa hay nắng, trong phòng hay ngoài trời thì vẫn dùng kem chống nắng nha. Nhưng kem hay quần áo chống nắng cũng chỉ là phòng chống bên ngoài mà thôi, phải uống thêm nhiều nước, ăn thêm nhiều rau quả và trái cây nữa nhé.
>> Mua kem chống nắng ở đâu uy tín tại Hà Nội

Nhận xét