Cách cải thiện làn da tươi trẻ với Collagen một cách khoa học

Thực chất collagen là gì và các phương pháp cải thiện collagen như: điện di collagen, laser, uống thực phẩm bổ sung, bôi kem dưỡng chứa collagen… Đâu mới thật sự là phương pháp hiệu quả và an toàn?

Collagen là gì?

Collagen là loại protein phong phú nhất trong cơ thể người, thường được tìm thấy trong xương, cơ, da và gân. Nó là chất liên kết các mô trong cơ thể, từ đó tạo thành khung bên ngoài, cung cấp sức mạnh và định hình cấu trúc của cơ thể. Có hai nhóm collagen:
  • Collagen nội sinh: là collagen tự nhiên, được tổng hợp bởi cơ thể. Collagen nội sinh đóng rất nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể. Thiếu collagen hay mất cấu trúc collagen là nguyên nhân dẫn tới rất nhiều vấn đề về sức khỏe.
  • Collagen ngoại sinh: là collagen tổng hợp, đến từ các nguồn bên ngoài, chẳng hạn như thực phẩm chức năng. Collagen ngoại sinh thường được sử dụng cho mục đích y tế và thẩm mỹ, bao gồm cả việc sửa chữa các mô trong cơ thể.

Collagen có mặt khắp nơi trên cơ thể

Một vài thông tin quan trọng về collagen cần chú ý:
  • Collagen được tìm thấy khắp nơi trên cơ thể nhưng tập trung nhiều nhất ở da, xương và các mô liên kết.
  • Một số loại sợi collagen có cấu trúc liên kết còn mạnh hơn cả thép.
  • Quá trình sản xuất collagen tự nhiên của cơ thể giảm đi do tuổi tác và các yếu tố khác như hút thuốc và tia cực tím. Đối với collagen ở da, sự thiếu hụt collagen sẽ làm kết cấu da trở nên lỏng lẻo, kém săn chắc, da mỏng dần và dễ xuất hiện các nếp nhăn, nám, tàn nhang…
  • Collagen có thể được sử dụng kích thích tái tạo tế bào, làm lành các vết thương và làm đầy sẹo lõm
  • Các loại mỹ phẩm chứa collagen thường không thực sự hiệu quả như được quảng cáo vì phân tử collagen quá lớn để hấp thụ qua da. Hơn nữa loại collagen được sử dụng trong các sản phẩm này thường là collagen tổng hợp từ các nguồn bên ngoài, không phải collagen nội sinh từ cơ thể.

Vai trò thật sự của Collagen?

Quyết định các đặc tính vật lý: Collagen có vai trò quan trọng trong các cấu trúc xương, các mô liên kết đặc biệt là các tế bào da. Collagen được tiết ra bởi nhiều tế bào khác nhau nhưng chủ yếu là từ các tế bào mô liên kết. Nó được tìm thấy trong mạng lưới ngoại bào, có vai trò trong việc quyết định các đặc tính vật lý của các mô cơ thể. Đây là một mạng lưới phức tạp của các đại phân tử – một phân tử có chứa một số lượng lớn các nguyên tử.
Cấu tạo nên cấu trúc da: Tại lớp trung bì của da, collagen giúp tạo thành một mạng lưới sợi bao gồm các tế bào được gọi là nguyên bào sợi. Nguyên bào sợi chính là khung nâng đỡ vững chắc cho da- giúp nâng đỡ các tế bào mới phát triển ở bên trên. Nó cũng đóng một vai trò trong việc tái tạo và thay thế các tế bào đã chết.
Khi tuổi càng cao, cơ thể sẽ sản xuất ít collagen hơn khiến cấu trúc của da bị suy giảm, dẫn đến sự xuất hiện các nếp nhăn và các khớp xương cũng suy yếu đáng kể. Như phụ nữ sau thời kì mãn kinh lượng collagen được sản sinh trong cơ thể giảm đi rất đáng kể so với các giai đoạn trước đó. Tuy nhiên đây là dấu hiệu hết sức bình thường của tạo hóa. Cũng bởi sự thiếu hụt collagen, phái đẹp thường tìm đến các nguồn bổ sung collagen điện di collagen, các sản phẩm dưỡng da, mặt nạ, tiêm collagen, thực phẩm chức năng… để cải thiện làn da với sự chênh lệch khác biệt về tính hiệu quả.
Tạo nên lớp màng bảo vệ: Một số collagens đóng vai trò như một lớp màng bảo vệ cho các cơ quan dễ bị tổn thương trong cơ thể, ví dụ như thận.

Công dụng của Collagen trong y tế và mỹ phẩm

Collagen được bổ sung vào cơ thể với ở nhiều dạng khác nhau và có thể tồn tại ở dạng khối hoặc gel. Việc sản sinh collagen tự nhiên và giữ vai trò khác nhau trong cơ thể đã khiến cho nó trở thành đối tượng phù hợp cho nhiều mục đích y tế.
Lưu ý: Collagen được dùng trong y tế (ví dụ như phương pháp tiêm collagen, điện di collagen) có nguồn gốc từ người, bò, lợn hoặc cừu.

Bổ sung collagen trong lĩnh vực y tế:

Công dụng làm đầy da, xóa nếp nhănTrong y tế, các bác sĩ da liễu thường sử dụng biện pháp tiêm collagen để bổ sung thêm collagen cho da. Với phương pháp tiêm collagen- đóng vai trò là một chất làm đầy có thể giúp giải thiện nhiều vấn đề của da đặc biệt loại bỏ các rãnh nhăn, nếp nhăn trên da, giúp da trở nên căng mọng hơn.
Loại bỏ các vết sẹo nông: Collagen có thể lấp đầy những vết lõm tương đối nông trên da (vết sẹo lõm). Đối với các vết sẹo sâu hơn, bác sĩ thường khuyên dùng các chất khác như chất béo, silicone, hoặc cấy ghép da để làm đầy da thay vì dùng collagen.
Collagen được sử dụng làm chất làm đầy này có nguồn gốc từ người và bò. Việc sử dụng collagen nguồn gốc từ bò đã được thử nghiệm kĩ càng trước khi đưa ra thị trường để tránh các vấn đề dị ứng nghiêm trọng.
Làm lành vết thươngCollagen có thể giúp lành các vết thương bằng cách kích thích sự sản sinh thêm các tế bào mới. Nó thúc đẩy việc sữa chửa và kích sản sinh thêm các mô mới. Collagen có thể giúp lành:
  • Vết thương kinh niên mà các phương pháp điều trị khác không mang tới hiệu quả
  • Vết thương làm tiết các chất lỏng trong cơ thể như nước tiểu hoặc mồ hôi
  • Vết thương dạng hạt, trên đó các mô khác nhau phát triển
  • Vết thương hoại tử hoặc thối rữa
  • Vết thương toàn bộ và từng phần
  • Bỏng mức độ hai
  • Các vùng hiến tặng da và ghép da
Không nên dùng collagen cho các vết bỏng mức độ 3, vết thương được bao phủ bởi vảy da khô, hoặc cho những bệnh nhân nhạy cảm với các sản phẩm có nguồn gốc từ bò.
Khôi phục mô:  Các màng cấu thành bởi collagen đã được sử dụng trong liệu pháp nha chu và phương pháp cấy ghép để thúc đẩy sự phát triển của một số loại tế bào. Trong phẫu thuật nha khoa, collagen có thể ngăn ngừa sự phát triển nhanh của cao răng từ đó giảm thiểu nguy cơ gây ra các tổn thương cho răng. Điều này đảm bảo cơ hội tái tạo cho các tế bào răng.
Chân răng giảPhương pháp cấy ghép mô collagen từ các nhà hiến tặng đã được sử dụng trong việc tái tạo thần kinh ngoại biên, trong các bộ phận mạch giả và trong quá trình tái tạo động mạch. Trong khi các bộ phận giả làm từ collagen thường tương thích với cơ thể người, trong một số trường hợp nó có nguy cơ gây ra huyết khối, hoặc có khả năng gây đông máu.

Điều trị viêm xương khớp

Thực phẩm bổ sung collagen có thể giúp hỗ trợ điều trị viêm xương khớp. Một cuộc tổng kết năm 2006 cho thấy các loại thực phẩm chức năng có chứa collagen giúp giảm các triệu chứng đau và cải thiện chức năng khớp ở những người bị viêm xương khớp. Khi thực phẩm bổ sung được hấp thụ, collagen tích tụ trong các mô sụn từ đó giúp xây dựng lại ma trận ngoại bào. Dù vậy, không phải tất cả các nghiên cứu đều ủng hộ những kết quả này.

Bổ sung collagen từ các sản phẩm chứa collagen

Nhiều sản phẩm có chứa collagen dưới dạng kem và bột thường được quảng cáo có khả năng trẻ hóa da bằng cách tăng lượng collagen trong cơ thể. Tuy nhiên, điều này là không thể vì các phân tử collagen quá lớn để hấp thụ trực tiếp qua da. Sự cải thiện trên da khi sử dụng các sản phẩm này thường là do khả năng cung cấp độ ẩm của của chúng. Chúng thực sự không làm tăng collagen như bạn tưởng tượng.
Các sản phẩm đó không được phân loại là thuốc. Bởi vậy những tác dụng thường được quảng cáo không được yêu cầu chứng minh bằng các phương pháp khoa học. Chính vì thế bạn cần thận trọng khi sử dụng các sản phẩm này.

Các phương pháp làm hạn chế sự thiếu hụt collagen:

Phương pháp laser: có thể giúp điều trị vết rạn da nhờ khả năng kích thích sự phát triển của collagen, elastin và melanin.
Chế độ ăn uống lành mạnh: chế độ ăn uống đầy đủ và lành mạnh cũng có thể giúp cơ thể sản sinh ra collagen. Một số dinh dưỡng hỗ trợ cho sự hình thành collagen bao gồm:
Proline: Trong lòng trắng trứng, thịt, pho mát, đậu nành, và cải bắp.
Anthocyanidins: Trong quả việt quất, cherry và quả mâm xôi.
Vitamin C: Trong cam, dâu tây, ớt, và bông cải xanh.
Đồng: Trong sò, ốc, thịt đỏ, và một số nước uống.
Vitamin A: Thường thấy ở các sản phẩm có nguồn gốc động vật và trong thực vật như beta-carotene.

Điều gì gây hại tới collagen?

Một số yếu tố có thể làm suy giảm lượng collagen trong cơ thể. Bởi vậy, bạn cần tránh xa chúng để có thể giữ cho da khỏe mạnh hơn:
– Mức tiêu thụ đường cao: Một chế độ ăn nhiều đường làm tăng tốc độ của quá trình glycation, một quá trình mà các phân tử đường trong máu gắn kết với protein để tạo thành các phân tử mới gọi là AGEs. AGEs làm giảm lượng protein xung quanh nó và có thể khiến cho collagen trở nên khô, giòn và yếu.
 Hút thuốc: Khói thuốc lá chứa rất nhiều hóa chất độc hại gây tổn thương collagen và elastin trong da.
– Nicotine cũng làm hẹp các mạch máu ở các lớp ngoài của da. Điều này ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của da do nó làm giảm sự cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho da.
– Ánh sáng mặt trời: Các tia cực tím trong ánh nắng mặt trời làm cho collagen phân hủy nhanh hơn, làm đứt gãy các sợi collagen và rối loạn quá trình hình thành elastin. Các tia UV trong ánh nắng mặt trời sẽ phá huỷ collagen ở lớp trung bì và rối loạn quá trình tái tạo da từ đó tạo thành các nếp nhăn.
– Rối loạn miễn dịch: Rối loạn hệ thống miễn dịch có nguy cơ tạo ra các kháng thể với collagen.
– Thay đổi di truyền cũng có thể ảnh hưởng đến mạng lưới ngoại bào. Lượng collagen được sản xuất có thể bị giảm đi, hoặc có thể dẫn tới đột biến collagen đột biến hay rối loạn chức năng.
– Quá trình lão hóa làm cho lượng collagen suy giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên đây là điều hoàn toàn tự nhiên và không có cách nào để ngăn chặn.
* Không hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc, tránh tiếp xúc  nhiều với ánh nắng mặt trời, chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục đều đặn có thể giúp làm quá trình lão hóa và bảo vệ collagen. Từ đó giúp cho da, xương, cơ và khớp khỏe mạnh hơn.
>> Kích thích sản sinh collagen tự nhiên bằng sản phẩm dưỡng trắng da White Cream Dr Pluscell:

Link sản phẩm: https://drpluscell.com.vn/kem-duong-trang-da-white-cream/

Nhận xét