Những sai lầm tai hại khi dùng kem chống nắng

1. Đợi đến khi ra ngoài mới bôi kem chống nắng

Có rất nhiều người thường quên hoặc viện lý do khẩn cấp nên chỉ bôi kem chống nắng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Hình ảnh các cô nàng mặc bikini nóng bỏng thủng thẳng trải khăn tắm, nằm dài rồi mới bôi kem và tắm nắng trên các bộ phim điện ảnh đã khiến hầu hết phụ nữ có cái nhìn lệch chuẩn về thời điểm thoa kem chống nắng.
Cách làm đúng là nên bôi kem chống nắng khoảng từ 20-30 phút trước khi ra ngoài. Đây là mức thời gian tối thiểu để kem có thể hấp thụ vào da và bắt đầu phát huy tác dụng.

2. Chỉ bôi kem chống nắng ở phần da lộ ra ngoài

Tia UV có thể xuyên qua áo quần và tất cả các chất vải dày mỏng khác nhau. Vì vậy, nếu không bôi kem chống nắng cho toàn bộ cơ thể, bạn vẫn có nguy cơ mắc ung thư da như thường. Lời khuyên tốt nhất là nên bôi kem chống nắng trong tình trạng khỏa thân.
Nếu như bạn đang mặc quần áo hay đồ bơi trên người, bạn sẽ không bôi nó ở những vùng có quần áo che chắn. Điều đó có nghĩa là bạn đã bỏ lỡ một số vùng “khuất lấp” như giữa lưng hay mặt sau của chân, tạo điều kiện cho các tế bào ung thư ở đây phát sinh.

3. Bỏ quên đôi môi

Cũng như các phần da khác, đôi môi rất dễ bị tổn thương bởi tia cực tím, vì vậy điều quan trọng là cần phải sử dụng kem chống nắng cho cả môi. Hãy thử một cây son dưỡng có SPF, chất kem sẽ tồn tại lâu trên môi tạo ra màng lá chắn bảo vệ da. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý sử dụng lượng son nhiều hơn so với kem chống nắng, vì khi nói chuyện, ăn uống, son dưỡng sẽ nhanh bị trôi.

4. Không dùng kem chống nắng “water proof”

Hãy xem kỹ nhãn mác của kem chống nắng để đảm bảo rằng bạn đã lựa chọn được loại kem phù hợp với làn da hay hoàn cảnh sử dụng. Một số người có tuyến mồ hôi, bã nhờn hoạt động mạnh thì thường không giữ được lớp chống nắng trên da quá 2 tiếng đồng hồ.
Hoặc giả sử, khi đi bơi hay gặp mưa bất chợt, bạn sẽ phải “mặc” lại lớp chống nắng để đảm bảo an toàn cho da. Vậy nên, cách tốt nhất là sử dụng các loại kem bổ sung thành phần chống thấm nước, có ghi chú “water proof” rõ ràng để tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

5. Dùng kem chống nắng toàn thân cho mặt

Có sự khác biệt giữa kem chống nắng cho mặt và kem chống nắng cho cơ thể. Làn da mặt thường nhạy cảm hơn da cơ thể, vì vậy kem chống nắng cho mặt đã được nghiên cứu để ít gây kích ứng và không làm bít tắc lỗ chân lông.
Nếu bạn đang bị mụn hoặc sở hữu một làn da nhạy cảm hãy tránh các loại kem chống nắng toàn thân cho vùng mặt, đặc biệt là loại xịt khô vì chúng chứa nhiều thành phần là cồn, làm khô da và dễ gây nên dị ứng.

6. Chỉ sử dụng kem chống nắng vào ngày nắng

Vào những ngày mưa râm mát, ánh nắng có thể tạm biến mất nhưng tia tử ngoại thì không. 80% các tia UV vẫn xuyên qua mây trong những ngày mây mù, vì vậy đừng để thời tiết ảnh hưởng tới việc dùng kem chống nắng của bạn.
Xem thêm: Giải đáp những thắc mắc về Kem Chống Nắng Vật lý, hóa học và Vật lý lai hóa học. Link bài viết: https://drpluscell.com.vn/tin-tuc/tim-hieu-kem-chong-nang/
7. Không sử dụng đủ lượng cần thiết
Nhiều người thường “tiết kiệm” hoặc sử dụng kem chống nắng theo cách mà họ vẫn sử dụng các loại kem dưỡng – tức là chỉ sử dụng một lượng nhỏ đủ để phủ lên toàn bộ diện tích da. Nếu bạn cũng thuộc vào nhóm này thì xin chia buồn vì điều này hoàn toàn vô nghĩa đối với ánh nắng.
Theo các chuyên gia, để kem chống nắng phát huy tối đa chỉ số SPF thì cần đến dung tích bằng một chiếc ly nhỏ cho toàn bộ cơ thể. Còn với các loại chống nắng dạng xịt thì tối thiểu bạn phải phủ ít nhất 2 lớp kem liên tiếp trên da mới đảm bảo được công dụng của chúng.

8. An toàn khi ở trong nhà hoặc xe hơi

Trừ khi bạn ở trong một tầng hầm kín mít không có một thứ ánh sáng nào có thể lọt qua thì mới mong thoát được các tia cực tím. Còn lại, cửa sổ và kính chắn gió trong nhà có thể chặn được tia UVB khiến chúng ta không cảm thấy bị cháy nắng nhưng những tia UVA lợi hại thì vẫn xuyên qua được. Đó là nguyên nhân vì sao dù có trốn ở trong nhà hay ẩn nấp trong ô tô thì bạn vẫn phải chống nắng như thường.

9. Không lưu tâm đến chỉ số quang phổ

Rất nhiều loại kem chống nắng chỉ có tác dụng chống tia UVB, nguyên nhân gây ra hiện tượng cháy nắng da. Nhưng việc chống lại tia UVA cũng rất quan trọng, vì nó xâm nhập vào da sâu hơn, tồn tại trong suốt cả năm và là nguyên nhân gây ra tình trạng lão hóa da sớm. Để bảo vệ da tối đa, hãy tìm đến các loại kem chống nắng có công thức “quang phổ rộng”, có chỉ số SPF tối thiểu 35 và PA++ trở lên.

10. Không chịu bôi lại

Bạn có thể thấy mình đã hoàn thành nhiệm vụ khi sử dụng kem chống nắng một lần, nhưng lớp kem đó lại không phải là một chiếc áo choàng bảo vệ da suốt cả ngày dài. Thoa lại kem chống nắng cũng quan trọng như khi sử dụng chúng lần đầu tiên.

11. Kem chống nắng tuổi thọ cao

Đừng quên kem chống nắng cũng chỉ là một loại mỹ phẩm bình thường như bao sản phẩm chăm sóc da khác. Chúng chỉ có hạn sử dụng tối thiểu sau khi mở nắp trong khoảng 6 tháng cho đến 1 năm. Vậy nên hãy sử dụng kem chống nắng một cách thường xuyên và đừng tiếc rẻ những tuýp kem đã quá hạn.

12. Không bảo vệ đôi mắt

Kem chống nắng hay kính râm? Câu trả lời là cả hai. Bạn biết không, ngoài kem chống nắng dành riêng cho mắt thì bất cứ người phụ nữ nào cũng nên trang bị cho mình một cặp kính mát chống UV.
Đừng vì yếu tố thời trang mà lựa chọn các loại kính mát một cách xuề xòa. Một số loại kính giá rẻ không có lớp phủ bảo vệ chống nắng, làm giãn tròng mắt bạn, cho phép các tia UV xuyên vào trong và góp phần lớn dẫn tới đục thủy tinh thể, gây ra nếp nhăn ở khóe và đuôi mắt. Cách tốt nhất là hãy áp dụng phương pháp “chống nắng kép” cho đôi mắt. Bạn sẽ cảm thấy yên tâm và nhận thấy tác dụng về lâu dài của quá trình chống nắng.
Nám da, lão hóa hay đen sạm sẽ không còn là vấn đề khi bạn khắc phục được những sai lầm này.

Xem thêm: Kem chống nắng tốt 2019 chị em

Nhận xét